Kết quả tìm kiếm cho "tái chế rác thải nhựa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 338
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi trong việc bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế phát sinh chất thải rắn trong đời sống sinh hoạt. Xã đoàn Phú Hiệp đã xây dựng mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom rác thải tái chế.
Cử tri nhiều địa phương trong tỉnh đề nghị sớm giải quyết kiến nghị liên quan đến việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nhằm tạo môi trường sinh sống xanh - sạch - đẹp. UBND tỉnh đã có giải trình liên quan vấn đề này.
Nhận thức rõ vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là các sản phẩm dùng một lần, Trần Ngọc Thuận (sinh năm 1996, ngụ ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên) đã trăn trở tìm kiếm giải pháp. Với dự án “Sản xuất chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình”, Thuận đã xuất sắc đạt giải nhất Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh An Giang lần thứ VIII/2024.
Dùng những phần quà để đổi lấy chai nhựa, ống nhựa, bao bì, vỏ hộp sữa, giấy vụn, lon nước ngọt… là hoạt động được Khối Dân vận xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) tổ chức, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, góp phần xây tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và thu giá dịch vụ thu gom rác sinh hoạt được kéo dài đến ngày 31/12/2024. Có thể thấy, việc phân loại rác thải tại nguồn là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để giải quyết bài toán bảo vệ môi trường hiện nay.
Tình trạng rác thải nhựa và sản phẩm nhựa sử dụng một lần đang gây “áp lực” lớn lên môi trường. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong hội viên, phụ nữ xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn) về thực hiện phong trào chống rác thải nhựa được triển khai hiệu quả với nhiều cách làm hay.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành triển khai thực hiện với nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực.
Bel Albatros, một công ty tại Brussels (Bỉ), đang tiên phong trong việc biến rác thải nhựa thành nguyên liệu tái chế để sản xuất các vật dụng mới.
Nhận thức về tác hại và hành động để hạn chế chất thải nhựa, thời gian qua, nhiều trường học đã có những mô hình, sáng kiến hay trong giảm rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 22/9, đồng loạt 15 xã, trị trấn trên địa bàn huyện Tri Tôn ra quân thực hiện chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” và “Ngày Chủ nhật xanh” năm 2024. Ban Thường vụ Huyện đoàn Tri Tôn chọn xã Núi Tô làm điểm thực hiện chiến dịch, với sự tham gia của 110 đoàn viên, thanh niên và học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Giảm thiểu rác thải nhựa là một trong những hoạt động quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường và không thể tách rời với công tác quản lý rác thải sinh hoạt nói chung. Cùng với đó là việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và từng người dân. Qua đó, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống cho tương lai.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu các nước trong khu vực và cả trên thế giới, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” này cũng kéo theo những hệ lụy xấu đến môi trường từ dịch vụ logistics như quy trình đóng gói sử dụng nhựa, nylon,… hay giao nhận hàng hóa gây phát thải nhiều CO2.